bed-bug-blog

Rệp giường là một loài côn trùng màu nâu đỏ, hình bầu dục dẹt. Chúng dài 4-5mm, tương ứng với kích thước của một hạt táo. Tuy nhiên, ấu trùng rệp thường rất nhỏ và khó phát hiện bằng mắt thường. Rệp giường trưởng thành có dấu hiệu của cánh nửa, tuy nhiên chúng không phát triển cánh hoàn toàn và không có chức năng của cánh. Chúng sinh sản rất nhanh, một con rệp cái có thể sinh ra 1 – 5 quả trứng 1 ngày, và trong suốt vòng đời của rệp, chúng có thể đẻ tới 200 – 500 trứng. Dưới nhiệt độ bình thường trong phòng và có một nguồn cung cấp đầy đủ thức ăn, chúng có thể sống hơn 300 ngày.


DẤU HIỆU

 – Nhìn thấy bọ: Rệp giường trưởng thành có hình dạng và kích thước của một hạt táo

– Xác vỏ: Giống như những loài bọ đang phát triển, chúng cũng có quá trình lột xác. Phát hiện vỏ xác của chúng cũng đồng nghĩa với phát hiện khu vực đó có rệp giường
– Bài tiết: Sau khi hút máu xong chúng thường trở về nơi trú ẩn để tránh bị phát hiện. Chúng đi vệ sinh ở quanh khu vực ổ và ta thường thấy xuất hiện những vết nâu hoặc đen nhỏ trên bề mặt vật liệu nơi chúng làm tổ.
– Vết cắn: Những vết cắn có thể giúp ta nhận biết sự có mặt của rệp. Rệp giường để lại những vết cắn và tấy đỏ dưới da, vết cắn thường được nhóm lại với nhau trong một khu vực nhỏ, một hàng hoặc như mô hình zigzag

DI CHUYỂN

Có rất nhiều người nhầm lẫn cho rằng rệp di chuyển bằng cách nhảy. Thực tế, chúng thường chạy rất nhanh (tốc độ di chuyển của rệp giường tương đương với kiến)

NƠI ẨN NẤP

Rệp được tìm thấy trong các vết nứt và khe hở, bao gồm cả các đồ vật như vỉa nệm, khăn trải giường, đồ nội thất, ván chân tường phía sau, tấm ổ cắm điện và khung ảnh. Chúng thường được tìm thấy ở khách sạn, nơi chúng có thể di chuyển từ phòng này sang phòng khác và từ hành lý của du khách hoặc đồ dùng cá nhân khác như ví và cặp, tuy rệp giường không ưa kí sinh trên cơ thể người nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy chúng trên người trong trường hợp nhiễm nặng

CÁCH TẤN CÔNG CON NGƯỜI

Rệp giường tấn công con người bằng việc hút máu. Khi đốt, rệp tạo ra một chất gây mê khiến bạn không nhận thấy sự hiện diện của chúng. Rệp cũng thải phân của chúng ra ngay sau khi ăn, khiến cho vết cắn có thể trở nên sưng viêm và nhiễm trùng. Nếu để quá nặng sẽ dẫn đến các triệu chứng như thiếu máu, sốc phản vệ, hen suyễn và phồng rộp da từng mảng. Ngoài ra khi đốt rệp còn truyền vi khuẩn MRSA – nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễm trùng da, bóng nước, nhiễm trùng máu…


KIỂM SOÁT RỆP GIƯỜNG

Bước 1: Khảo sát

Đầu tiên, chúng ta bắt đầu kiểm tra toàn diện cơ sở của bạn để xác định dấu hiệu xuất hiện và tấn công của rệp giường và những điểm vào tiềm năng, hấp dẫn với chúng như hộp đầu giường, chiếu, đệm, các đồ nội thất và các khe nứt trên tường, sàn nhà…

Bước 2: Thực hiện

Thực hiện các phương pháp kiểm soát vật lý, những biện pháp này mang tính an toàn cao, tuy nhiên, hiệu quả phụ thuộc vào việc tìm ra được nơi rệp giường làm tổ, mật độ côn trùng, diện tích bị hại và thời gian nhiễm rệp
• Giặt toàn bộ chăn màn, quần áo và ga trải giường… bằng nước nóng, ở nhiệt độ >45*c và sấy khô
• Dải lá sen tươi dưới giường ngủ hay đáy tủ có rệp bởi loài này rất sợ mùi lá sen.
• Dùng lá thuốc lào tươi, thái nhỏ và rắc vào các khe giường tủ hay nơi rệp ẩn náu.
Thực hiện các phương pháp kiểm soát hóa học. Phương pháp này sử dụng hóa chất, kém an toàn hơn, thời gian nhanh hơn. Để thực hiện phương pháp này cần có báo cáo khảo sát chi tiết về cơ sở của bạn và cần sự giúp đỡ của các công ty kiểm soát côn trùng.

Bước 3:Kiểm tra - Đánh giá

Giám sát tài sản của bạn thường xuyên và kiểm tra tất cả sản phẩm bảo vệ để đảm bảo tính hiệu quả của chương trình kiểm soát và điều chỉnh khi cần thiết

( Trích nguồn Pest. vn)

Yêu cầu dịch vụ vui lòng liên hệ:

Artcare Pestcontrol- Công ty CPTM &DV ARTCARE

Hotline: 0911 455 379- 05113 967 639