Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

TIÊU CHUẨN GMP

1. Phạm vi và đối tượng kiểm soát của tiêu chuẩn GMP:
 – Nhân sự, 
– Nhà xưởng,
 – Thiết bị,
 – Vệ sinh sản xuất, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, 
– Quá trình sản xuất: thao tác của công nhân, thực hiện các yêu cầu về nguyên vật liệu, về tiêu chuẩn sản phẩm, công thức pha chế, về điều kiện vật chất của sản xuất, đánh giá việc cung ứng của nhà cung cấp nguyên vật liệu, 
– Chất lượng sản phẩm: thử nghiệm mẫu, 
– Kiểm tra: nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, thao tác của công nhân, đánh giá nhà cung ứng, vệ sinh, 
– Xử lý sản phẩm không phù hợp, giải quyết khiếu nại của khách hàng, 
– Tài liệu, hồ sơ thực hiện … 
2. Hệ thống tài liệu của tiêu chuẩn GMP cho mỗi quy trình sản xuất bao gồm:
 Các Quy phạm sản xuất theo tiêu chuẩn GMP: là quy định các thao tác, vận hành trong công nghệ và thiết bị, quy định thành phần nguyên vật liệu trong từng công đoạn sản xuất, quy định tiêu chuẩn của sản phẩm được xây dựng cho từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm tương tự, của từng công đoạn hoặc một phần công đoạn sản xuất trong quy trình công nghệ chế biến thực phẩm. 
Nội dung Quy phạm sản xuất GMP có 4 phần:
 – Mô tả rõ yêu cầu kỹ thuật hoặc quy trình chế biến tại công đoạn hoặc một phần công đoạn sản xuất đó, 
– Nêu rõ lý do phải thực hiện các yêu cầu hoặc quy trình kỹ thuật đã nêu, 
– Mô tả chính xác các thao tác, thủ tục phải tuân thủ tại công đoạn hoặc một phần công đoạn sản xuất nhằm đảm bảo đạt được yêu cầu chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản phẩm, phù hợp về tiêu chuẩn kỹ thuật, 
– Phân công cụ thể việc thực hiện và quy định giám sát việc thực hiện GMP. 
Hình thức Quy phạm sản xuất GMP: được thể hiện dưới dạng văn bản, gồm hai phần: 
– Các thông tin về hành chính (tên, địa chỉ công ty, tên sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, số và tên quy phạm, ngày và chữ ký phê duyệt của người có thẩm quyền).
 – 4 nội dung chính nêu trên. Các Quy phạm vệ sinh tiêu chuẩn SSOP (Sanitation Standard Operating Procedure): là các quy trình, thủ tục, hướng dẫn làm vệ sinh nguồn nước, nhà xưởng, thiết bị chế biến và những bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, vệ sinh cá nhân … và các thủ tục kiểm soát vệ sinh tại nơi sản xuất. Quy phạm vệ sinh chuẩn được xây dựng và áp dụng để đạt được các yêu cầu về vệ sinh chung của GMP.
 Nội dung của Quy phạm vệ sinh chuẩn gồm 4 phần: 
– Yêu cầu (hoặc mục tiêu) của doanh nghiệp và các quy định của cơ quan có thẩm quyền, 
– Điều kiện hiện có: Mô tả điều kiện cơ sở vật chất về vệ sinh thực tế hiện có của doanh nghiệp, 
– Các thủ tục cần thực hiện: Mô tả chi tiết các thủ tục và thao tác phải thực hiện để đạt yêu cầu vệ sinh, 
– Phân công trách nhiệm thực hiện và quy định giám sát việc thực hiện SSOP. 
Hình thức một Quy phạm vệ sinh chuẩn SSOP: được thể hiện dưới dạng văn bản, gồm hai phần:
 – Các thông tin về hành chính (tên, địa chỉ công ty, tên sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, số và tên quy phạm, ngày và chữ ký phê duyệt của người có thẩm quyền), 
– 4 nội dung chính nêu trên. Các tài liệu khác: 
– Văn bản quy định của pháp luật hiện hành, 
– Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về thiết bị, nguyên liệu, sản phẩm, các yêu cầu thao tác kỹ thuật, 
– Các bản vẽ thiết kế nhà xưởng, thiết bị,
 – Các yêu cầu, phản hồi của khách hàng, 
– Các thông tin khoa học mới, 
– Kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp, 
– Kết quả nghiên cứu/thử nghiệm mẫu …

Nguồn: Tóm tắt tiêu chuẩn GMP

0 nhận xét:

Đăng nhận xét